Các mốc phát triển quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi đi khám sức khỏe cho trẻ mầm non

Chủ nhật - 15/09/2024 11:54
Mỗi trẻ em sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên các mốc phát triển của trẻ sẽ tập trung vào các kỹ năng:
Các mốc phát triển quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi đi khám sức khỏe cho trẻ mầm non

 

- Khả năng nói và sử dụng ngôn ngữ
- Kỹ năng ăn mặc
- Kỹ năng vận động tinh và vận động thị giác
- Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

5 mốc phát triển quan trọng cũng là 5 mốc thời gian tốt để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non, được khuyến cáo bởi BS Nguyễn Bùi Bình gồm:

  1. Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi
  2. Trẻ từ 3-12 tháng tuổi
  3. Trẻ tập đi từ 1-3 tuổi
  4. Trẻ chuẩn bị đi học từ 3-4 tuổi
  5. Trẻ đi học từ 4-5 tuổi

Các hạng mục thăm khám cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Xét nghiệm máu

Một số bố mẹ vẫn lo lắng mới hạng mục xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non vì trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, sự thật là trẻ có thể mắc phải một số bệnh do di truyền, bẩm sinh hoặc những bệnh lý khác do ảnh hưởng từ môi trường sống, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. 

Việc xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các bệnh lý cơ bản: Bệnh đái tháo đường, một số bệnh rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa lipid, suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh thiếu máu, tình trạng tăng men gan, tăng acid uric, suy giảm chức năng thận…. 

Thông qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể dự đoán được các tình trạng hoặc bệnh lý phức tạp hơn  mà trẻ có thể mắc phải như: Cô đặc máu, giảm tiểu cầu, suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm trùng máu, ung thư máu, rối loạn tăng sinh tủy, nhiễm ký sinh trùng, bệnh dị ứng, thiếu máu di truyền…

BS Bình khẳng định việc xét nghiệm máu khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non là một hạng mục quan trọng. Đồng thời, trấn an bố mẹ rằng việc xét nghiệm máu có thể thực hiện ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả từ khi mới sinh. Vì vậy, bố mẹ có thể an tâm xét nghiệm máu cho trẻ mầm non, từ 1-3 tuổi không phải là quá sớm.

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám mắt

Từ câu chuyện của một độc giả của Hello Bacsi, chị Linh Nguyễn (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ con gái được chẩn đoán bị cận và loạn thị khi bé chỉ mới 3 tuổi. Trước đó, bé đã có một số biểu hiện như nheo mắt, khó phân biệt được nét chữ nhưng không thường xuyên nên gia đình không chú ý. Sau khi tìm hiểu, chị Linh biết được rằng trẻ em được khuyến cáo thực hiện khám mắt sớm từ khi còn nhỏ để tìm hiểu các vấn đề về khúc xạ cũng như hỗ trợ mắt điều tiết tốt hơn.

Tham vấn câu chuyện của chị Linh với BS Nguyễn Bùi Bình, bác sĩ xác nhận rằng khám mắt là một trong những hạng mục quan trọng trong hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non. 

BS Bình cho biết, Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ (AOA) khuyến khích các bậc cha mẹ nên lên lịch định kỳ khám mắt cho trẻ. Bởi vì tật khúc xạ có thể ảnh hưởng đến trẻ do gen di truyền từ bố mẹ, nên trong trường hợp trẻ không có vấn đề bất thường về mắt, việc khám mắt cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cho trẻ cũng là một điều cần thiết để trẻ để tìm ra những vấn đề tìm ẩn có thể có và có thể xác định sự phát triển khoẻ mạnh hay bất thường của thị lực.

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám tai – mũi – họng

Tai – Mũi – Họng luôn là một vấn đề khá đau đầu đối với các bậc phụ huynh khi hầu hết trẻ em đều thường xuyên mắc bệnh tai – mũi – họng, đặc biệt là trong các dịp thời tiết xấu, giao mùa,… Chính vì vậy, bố mẹ có xu hướng tập trung chữa bệnh theo triệu chứng nhiều hơn là quan tâm đến việc khám định kỳ sức khỏe cho trẻ mầm non khi trẻ đang khỏe.

Thực tế, tai – mũi – họng là những cơ quan thông trực tiếp với nhau và với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Hơn nữa, niêm mạc các hốc tự nhiên này rất mỏng, dưới niêm mạc là hệ mạch máu và hệ thần kinh phức tạp rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, nhất là đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế, các bệnh lý tai mũi họng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em.

BS Bình bổ sung về vấn đề trẻ dễ bị tái lại các bệnh về tai mũi họng, có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ mắc bệnh:

- Điều trị chưa dứt điểm đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Đây là lý do khiến bệnh sẽ trở thành mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm.
- Yếu tố dị ứng, thường xuất phát từ môi trường sống và sự thay đổi của thời tiết.
- Lây nhiễm nhiều chủng virus hoặc vi khuẩn liên tiếp.

Tai – mũi – họng là một mục quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non. Đặc biệt, khi khám tai mũi họng cho trẻ đang không có bệnh, các bác sĩ có thể kiểm tra các chức năng nghe, nói của trẻ, so sánh với bảng đánh giá phát triển để có thể kịp thời tìm ra điểm bất thường mà bố mẹ không để đến nếu có và kịp thời chữa trị. 

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Theo dõi sự phát triển

 

Khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non, khám và đánh giá sự phát triển của trẻ là một hạng mục không thể thiếu và vô cùng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, khám và đánh giá sự phát triển của trẻ hiện nay vẫn chưa được phổ biến đối với các bố mẹ tại Việt Nam. 

Đây là một hạng mục quan trọng để bố mẹ có thể hiểu được sự thay đổi của con trẻ qua từng giai đoạn, từ đó điều chỉnh cách nuôi dạy, chế độ dinh dưỡng và có thêm những hoạt động ngoài hỗ trợ cho trẻ có thể phát triển tối ưu, mang lại cho con một thể trạng tốt nhất có thể, hỗ trợ con tiếp tục phát triển như bình thường.

Khám theo dõi sự phát triển của trẻ được khuyến cáo thực hiện ít nhất 1-2 lần mỗi năm, kèm với việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non.

Các chỉ số đánh giá sẽ giúp bố mẹ nắm rõ tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ, đặc biệt là sự tăng trưởng về mặt thể chất (cân nặng, chiều cao), tinh thần (trí não) và vận động, các mốc phát triển trẻ cần đạt được so với lứa tuổi. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra các phương thức xử lý và điều trị kịp thời nếu trẻ phát triển chậm hơn so với độ tuổi. Ngoài ra, bố mẹ có thể nhận được lời khuyên hoặc tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhi về việc phát triển trí não, học hỏi hoặc hành vi của con trẻ.

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám và theo dõi các bất thường hành vi – tâm lý

Các nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 và 2017 của nhiều nhà khoa học [8], [9], [10] đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh và mới biết đi cũng có nguy cơ bị rối loạn sức khỏe tâm thần với các triệu chứng như quấy khóc nhiều bất thường,  khó ngủ hoặc bú, khó gắn bó với mẹ. Các nghiên cứu dịch tễ học báo cáo trẻ từ 1-5 tuổi có 16-18% tỷ lệ mắc các bệnh về rối loạn sức khỏe tâm thần [12], trong đó hơn một nửa trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, học tập về sau.

Bên cạnh những con số đáng báo động, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết có khoảng 3-8% trẻ bị mắc bệnh tăng động giảm chú ý, rơi vào lứa tuổi từ 6-7 tuổi. Điều đáng nói chính là, dấu hiệu của bệnh dễ bị nhầm lẫn bởi tính cách hiếu động quá mức của trẻ, đáng lo ngại hơn khi các bé trai có tỷ lệ mắc bệnh tăng động giảm chú ý cao hơn bé gái. 

Các loại bệnh tâm lý nếu như không điều trị sớm sẽ không chỉ làm chậm hoặc gián đoạn sự phát triển của trẻ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ, khiến trẻ khó hòa nhập với cộng đồng. 

Vì thế, mỗi lần khám định kỳ sức khỏe cho trẻ mầm non, bố mẹ không nên bỏ qua việc tầm soát các hành vi bất thường về tâm lý vì đây là chìa khóa then chốt để trẻ có thể được phát hiện bệnh và tiếp nhận điều trị sớm. Tỷ lệ phát triển hòa nhập cộng đồng thành công cũng trở nên khả quan hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh khi trẻ đã có dấu hiệu bất thường nghiêm trọng. 

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non – Lợi ích cho bé phát triển và học hỏi trong tương lai

Vì những giai đoạn đầu đời là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển nên việc tiếp nhận sự chăm sóc phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe là “chìa khóa” của lợi ích cho trẻ phát triển và học hỏi trong tương lai.

Bố mẹ không nên bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non vì hoạt động này giúp bố mẹ nắm rõ hơn tình trạng của con trẻ và sự phát triển của trẻ. Hiểu được những nhu cầu và mong muốn mà trẻ không thể nói ra thông qua kết quả thăm khám. Kèm theo đó, bố mẹ sẽ nhận được những lời khuyên từ bác sĩ về kế hoạch nuôi dưỡng con phù hợp, giúp trẻ có thể có được thể chất và tinh thần tốt nhất trong quá trình phát triển.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay113
  • Tháng hiện tại1,954
  • Tổng lượt truy cập708,190
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây