MỘT SỐ BÀI TUYÊN TRUYỀN TRONG VIỆC NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

Thứ tư - 23/03/2016 09:31

MỘT SỐ BÀI TUYÊN TRUYỀN TRONG VIỆC NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON




BÀI TUYÊN TRUYỀN
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
           Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tiếp theo và học suốt đời của trẻ sau này.
          Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non. Chính vì vậy để công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình nhà trường, đây là một thực tế, tạo sự thống nhất, hợp tác, thỏa thuận giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học cho các bậc cha mẹ trẻ về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tới các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử… Gia đình được ví như một tế bào của xã hội, tế bào đó phát triển như thế nào thì cũng hình thành ở trẻ những nền tảng vững chắc như tế báo đó. Giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là cho trẻ em có đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp trẻ em phát triển hài hòa cả về tinh thần và vật chất, để trẻ em trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.
          Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ chí Minh
“ Vì lợi ích mười năm trông cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
          Nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy trẻ, trong những năm qua. Trường mầm non Nà phặc đã quyết tâm vượt qua khó khăn, luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ trẻ ở trường mầm non. Mối quan hệ này được xây dựng trên kế hoạch hoạt động, biện pháp cụ thể của nhà trường, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
          Nội dung tuyên truyền:
          Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai công tác tuyên tuyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ với cha mẹ trẻ và cộng đồng là những nội dung quan trọng đối với trường mầm non. Nhà trường xây dựng nội dung tuyên truyền được thể hiện trong chương trình của năm học, qua từng học kỳ, qua kế hoạch hoạt động tháng, phù hợp, linh hoạt với nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương, điều kiện của nhà trường.
          Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Chính sách, phong trào của ngành đề ra. Tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT.
         Tuyên truyền qua các buổi họp chuyên môn, giúp đội ngũ nhận thức cao về công tác tuyên truyền với phụ huynh, tuyên truyền về chất lượng, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn. Thực hiện việc tuyên truyền có hiệu quả giúp các bậc cha mẹ trẻ có những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, đạt hiệu quả cao nhất.
          Tuyên truyền về công tác tổ chức bán trú ở trường mầm non đồng thời phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, về quá trình phát triển của trẻ em, chế độ ăn như thế nào là đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm . Các loại dịch bệnh theo mùa, cách phòng chống tại nạn thương tích thường gặp ở trẻ.
          Nâng cao chất lượng tổ chức công tác bán trú, nâng cao chất lượng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Tránh xảy ra ngộ độc, tạo cảm giác yên tâm cho trẻ và cha mẹ trẻ.
          Tuyên truyền về nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Mục tiêu của giáo dục trong trường mầm non là giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển, đối tượng chúng ta tiếp cận gần gũi nhất là để thực hiện công tác tuyên truyền là phụ huynh, chính vì vậy nên công tác tuyên truyền cần được chuẩn bị tốt, để những kiến thức đến với phụ huynh phải thật sự cần thiết, thiết thực, hiệu quả. Thông qua đó đội ngũ giáo viên là những người hiểu rõ kiến thức, chương trình giáo dục mầm non, kiến thức mà giáo viên cung cấp cho trẻ qua từng môn học, từng nội dung cụ thể phải được thể hiện chính xác để truyền đạt tới phụ huynh, cung cấp cho phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp thực hiện. Ngoài ra giáo viên còn cung cấp tới phụ huynh về những kỹ năng chơi “Học mà chơi, chơi mà học” ở lứa tuổi này mà không nên gò ép trẻ phải học viết, học đọc, làm toán…như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ sau này.
          Ở lứa tuổi mầm non cũng một thời gian trẻ tiếp nhận hai nền giáo dục khác nhau của nhà trường và của gia đình. Đối với trường mầm non có cố gắng rất nhiều, đổi mới bao nhiêu đi nữa mà không có sự phối hợp của gia đình trẻ thì chất lượng giáo dục một đứa trẻ cũng không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn. Vì vậy, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường mới có sự mật thiết giữa hai nền giáo dục phải thống nhất và động bộ. Điều đó không thể phủ nhận rằng hiện nay, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đã đạt được những kết quả nhất định, do có sự đóng góp của nhiều nguồn lực trong cộng đồng xã hội, gia đình vào cuộc cùng sự nghiệp giáo dục đào tạo nhiều hơn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan mang lại, nên công tác phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới về chất lượng giáo dục hiện nay của đất nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số trẻ chưa được hưởng điều kiện tốt nhất về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Có những trẻ có thái độ, biểu hiện xa sút về đạo đức, hưởng thụ, sự luông chiều từ phía gia đình. Xuất phát từ các biểu hiện đó của trẻ thì công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong công tác nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ.
          Để công tác tuyên truyền giữa nhà trường và gia đình đạt được kết quả tốt trong các hoạt động của trường mầm non, góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện trong nhà trường. Điều đó càng thể hiện rõ nét khi trường mầm non Diễn Tháp chuyển sang các hoạt động theo mô hình tuyên truyền như: Trao đổi hàng ngày qua đón trả trẻ; Qua bảng thông báo, góc tuyên truyền… Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối hợp giữa phụ huynh nhằm đổi mới công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất.
Diễn Tháp , ngày 23 tháng 3 năm 2016
                                                                                                                                                                          HIỆU TRƯỞNG
                                                                                                                                                                       Nguyễn Thị Châu
 
 
 
 
 
 
 








































 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
     BÀI TUYÊN TRUYỀN
VỀ BỆNH “ TAY- CHÂN- MIỆNG”
          Như chúng ta đã biết Bệnh “ Tay – chân – miệng”là một đại dịch đã và đang được nói đến như một hồi chuông cảnh báo ngân dài trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phíc….
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi, dịch họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân- miệng, qua thức ăn, nước uống bị nhiễm vius.
Người lớn cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm viruts, hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Bệnh dễ lay lan thành dịch do viruts đường ruột gây nên, và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm, xử trí kịp thời.
*Biểu hiện của bệnh:
Bệnh có biểu hiện sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bệnh thường bắt đầu sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi, sưng họng 1- 2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân. Bệnh có khả năng lây cao nhất trong tuần đầu của bệnh
       Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vác xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ và chủ yếu phòng bệnh qua công tác vệ sinh. Mọi người cùng tham gia thực hiện, trong đó các bà mẹ, cô giáo và người chăm sóc trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp  phòng bệnh sau đây:
* Biện pháp phòng chống
       Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, Giáo viên và phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau:
– Người chăm sóc trẻ và trẻ rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi tắm rửa, vệ sinh.
– Giáo viên, phụ huynh rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng  đúng lúc, đúng cách rửa nhiều lần trong ngày; Mỗi em dùng mỗi khăn riêng;
       – Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa, bát.
– Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
–  Người bệnh nên đeo khẩu trang hoặc che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  Các gia đình, trường học, nhà nhó trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 1 lần trong ngày và giữ vệ các khu vực xung quanh.
  Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường học, nhà mẫu giáo, trung tâm chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh.
– Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh.
–  Thu gom xử lý phân của trẻ bằng chloramin B , vôi bột hoặc tro bếp… Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ. Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho người bệnh ăn lỏng và mềm.
–  Người chăm sóc trẻ theo dõi sát sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời
Cha mẹ, thầy cô giáo cần khám miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi sáng, nếu thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc./.


                                                                                                                                                                         Hiệu trưởng
                                                                                                                                                                     Nguyễn Thị Châu                       
 
 
 
 
 
 




















 
                                                              
Công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật trong trường học
          Những năm qua, công tác tuyên truyền pháp luật trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện thường xuyên và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Đơn cử như công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An
          Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/ 11/ 2013, trường Mầm non Diễn Tháp đã tổ chức tuyên truyền về luật giao thông đường bộ và luật bình đẳng giới cho cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn trường. Thông qua việc truyền đạt một số điều, chương quan trọng trong các bộ luật, các giáo viên đã hiểu hơn về pháp luật, từ đó nâng cao ý thức chấp hành, tuyên truyền đến các em học sinh và các cha mẹ học sinh nhằm tránh các trường hợp vi phạm pháp luật xảy ra.
          Cô giáo Nguyễn Thị Anh – Phó hiệu trưởng trường Mầm non Diễn Tháp cho biết: Luật an toàn giao thông, nhà trường đã hướng dẫn cho các em, đưa các nội dung đó vào chương trình giảng dạy, giáo viên các lớp lồng ghép vào các môn học, giúp cho trẻ nắm được những kiến thức cơ bản như luật đi đường, trẻ biết được đi bộ tay phải hay tay trái, không được đi giữa lòng đường, không được nghịch ngoài đường để trẻ nắm được, đồng thời trẻ biết được tín hiệu đèn màu khi đi ngoài đường. Cô giáo Ngô Thị Thủy – Giáo viên trường Mầm non Diễn Tháp cho biết thêm:Những năm học qua thì trường Mầm non Diễn Tháp chú trọng và tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật trong đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh, trong đó đặc biệt quan tâm đến các luật liên quan đến đội ngũ cán bộ, giáo viên như luật giáo dục, luật lao động, luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em và luật dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong đội ngũ.
          Theo đánh giá chung, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào công tác đào tạo và rèn luyện các em toàn diện cả về trí thức và nhân cách, nhằm xây dựng một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn .
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn